Kỹ thuật chế biến món ăn hiện nay khá quen thuộc và phổ biến với các bạn học sinh, có thể nói đây là một nghề khá mới mẻ mà đòi hỏi người học cần có nhiều kỹ năng như: Sáng tạo, cẩn thận, khéo léo, có thẩm mỹ và có sức khỏe tốt. Hãy cùng tìm hiểu trong khóa học dưới đây nhé!
Kỹ thuật chế biến món ăn là gì?
Kỹ thuật chế biến món ăn không chỉ là một môn học mà là một chuyên ngành. Trong ngành học này, sinh viên được đào tạo nền tảng kiến thức chuyên ngành về dinh dưỡng và thực phẩm, cách kết hợp các loại thực phẩm sao cho món ăn độc đáo, hấp dẫn; phương pháp quản lý, tổ chức, vận hành các mô hình nhà bếp, kinh doanh…
Ngành chế biến món ăn sẽ giúp bạn có khả năng sáng tạo ra các công thức nấu ăn khác nhau phù hợp với khẩu vị của từng người thông qua kỹ năng phân tích chế biến.
Tại sao nên học Kỹ thuật chế biến món ăn?
Trong những năm gần đây, dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn đang phát triển mạnh ở các thành phố lớn và điểm du lịch. Đây là cơ hội dành cho các bạn trẻ yêu thích nghề nấu ăn do sự thiếu hụt nhân sự kéo mức lương trung bình ngành lên cao hơn cho những sinh viên được đào tạo bài bản và chuyên môn vững vàng. Do đó, đối với những sinh viên cố gắng và nỗ lực thì chắc chắn sẽ có tương lai rất sáng sủa với nghề nấu ăn.
Giới thiệu khoá học Kỹ thuật chế biến món ăn
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Kỹ thuật chế biến món ăn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Kỹ thuật chế biến món ăn.
Chức danh sau khi hoàn thành khóa học: Chứng chỉ sơ cấp bậc 2 (sơ cấp II)
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Sơ cấp Kỹ thuật chế biến món ăn, Người có chứng chỉ sơ cấp Kỹ thuật chế biến món ăn có thể được bố trí làm các các khách sạn – nhà hàng và các cơ sở dịch vụ liên quan đến hoạt động ăn uống ở vị trí chủ yếu là nhân viên Bếp.
Đối tượng đào tạo
Người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề.
Mục tiêu đào tạo
– Đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chế biến món ăn.
– Học viên sau khi tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt và tận tâm với nghề.
Lợi ích khoá học
- Trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống, tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng
- Cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn, các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản.
Nội dung chương trình học
Chương trình đào tạo gồm các nội dung chính như sau:
Đang cập nhật...
Tổng kết khóa học
Kiến thức
– Có kiến thức về kỹ thuật chế biến ăn uống (Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu; kỹ thuật cắt, thái, tỉa hoa trang trí và trình bày món ăn, phối hợp nguyên liệu, gia vị; phương pháp làm chín món ăn; kỹ thuật chế biến nước dùng, xốt, súp; kỹ thuật chế biến bánh và các món ăn tráng miệng) và mối quan hệ của bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch.
– Có kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hoá ẩm thực…
Kỹ năng
– Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên bếp (nhân viên chế biến) trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch.
– Có khả năng thực hiện quy trình chế biến các món ăn Âu, Á, món ăn Việt Nam, món ăn chay, đồ tráng miệng, các loại bánh; biết trang trí, trình bày các loại đồ ăn nóng, nguội; biết tổ chức điều hành một ca làm việc, xử lý tình huống nghiệp vụ, kỹ thuật cơ bản trong chế biến món ăn.
– Giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
Thái độ
– Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và thái độ phục vụ tốt.
– Tinh thần phục vụ khách: Thực hiện quan điểm “khách hàng là trung tâm điểm của quá trình dịch vụ”; tận tụy phục vụ, làm cho khách hài lòng trong suốt quá trình phục vụ; sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của khách trong điều kiện cho phép và luôn lấy chất lượng phục vụ làm tôn chỉ hành động.
– Tính trung thực: Trung thực với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không chạy theo nhu cầu cá nhân của khách trái với phong tục và pháp luật Việt Nam.
– Tính lịch sự, tế nhị: Thể hiện sự hiếu khách, phong cách văn minh và ứng xử có văn hoá với mọi người; giữ gìn, bảo vệ và tôn vinh truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
– Tính hoà đồng: Tinh thần hợp tác, thái độ cởi mở, thân ái với mọi người, với khách du lịch, với các bộ phận liên quan để thực hiện tốt mục tiêu phục vụ khách.